TỶ LỆ MẮC, DIỄN BIẾN LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SẢNG Ở TRẺ EM TẠI KHOA ĐIỀU TRỊ TÍCH CỰC, BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Bùi Minh Lý, Phan Hữu Phúc

Main Article Content

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ mắc, diễn biến lâm sàng của sảng theo thang điểm Cornell và  phân tích một số yếu tố liên quan đến sảng ở trẻ em tại khoa Điều trị tích cực, Bệnh viện Nhi trung ương.


Phương pháp: Tất cả bệnh nhân nặng từ 1 tháng tuổi trở lên đủ tiêu chuẩn nhập khoa Điều trị tích cực trong thời gian từ 01/08/2021 đến 01/08/2022. Mô tả tiến cứu.


Kết quả: Trong 217 bệnh nhân, có 92 bệnh nhân sảng chiếm 42,4%. Sảng khởi phát nhiều nhất là vào các ngày thứ 4 (18,5%), thứ 1 (16,3%) và thứ 2 (14,1%). Thời gian từ khi nhập khoa hồi sức đến khi khởi phát sảng và thời gian kéo dài sảng đều có trung vị là 3 ngày. Sảng xuất hiện vào buổi tối nhiều hơn buổi sáng (55,3% và 44,7%). Sảng thể giảm hoạt động là nhiều nhất chiếm 54,4%. Tuổi ≤2, có bệnh  nền, thở máy xâm nhập, dùng thuốc nhóm benzodiazepine có liên quan đến xuất hiện sảng (OR>1, p<0,05).


Kết luận: Sảng xảy ra khá phổ biến ở trẻ em mắc bệnh nặng phải vào hồi sức. Tuổi, bệnh lý nền, tình trạng thở máy, dùng thuốc nhóm benzodiazepine được xem là yếu tố liên quan đến sảng. Cần thêm các nghiên cứu trên nhiều đối tượng bệnh nhân và các can thiệp kịp thời để kiểm soát sảng tốt hơn.

Article Details

Từ khóa

Sảng, hồi sức nhi, dịch tễ học, yếu tố nguy cơ

Các tài liệu tham khảo

1. Morandi A, Pandharipande P, Trabucchi M et al. Understanding international differences in terminology for delirium and other types of acute brain dysfunction in critically ill patients. Intensive Care Med 2008;34(10):1907-1915. https://doi.org/10.1007/s00134-008-1177-6
2. Salluh JI, Soares M, Teles JM et al. Delirium epidemiology in critical care (DECCA): an international study. Crit Care 2010;14(6):R210. https://doi.org/10.1186/cc9333
3. Traube C, Silver G, Reeder RW et al. Delirium in Critically-Ill Children: An International Point Prevalence Study. Crit Care Med 2017;45(4):584-590. https://doi.org/10.1097/ccm.0000000000002250
4. Patel AK, Biagas KV, Clarke EC et al. Delirium in Children After Cardiac Bypass Surgery. Pediatr Crit Care Med 2017;18(2):165-171. https://doi.org/10.1097/pcc.0000000000001032
5. Traube C, Silver G, Gerber LM et al. Delirium and Mortality in Critically Ill Children: Epidemiology and Outcomes of Pediatric Delirium. Crit Care Med 2017;45(5):891-898. https://doi.org/10.1097/ccm.0000000000002324
6. Meyburg J, Dill ML, von Haken R et al. Risk Factors for the Development of Postoperative Delirium in Pediatric Intensive Care Patients. Pediatr Crit Care Med 2018;19(10):e514-e521. https://doi.org/10.1097/pcc.0000000000001681
7. Combs D, Rice SA, Kopp LM. Incidence of delirium in children with cancer. Pediatr Blood Cancer 2014;61(11):2094-2095. https://doi.org/10.1002/pbc.25107
8. Grover S, Kate N, Malhotra S et al. Symptom profile of delirium in children and adolescent—does it differ from adults and elderly? Gen Hosp Psychiatry 2012;34(6):626-632. https://doi.org/10.1016/j.genhosppsych.2012.03.003
9. Mody K, Kaur S, Mauer EA et al. Benzodiazepines and Development of Delirium in Critically Ill Children: Estimating the Causal Effect. Crit Care Med 2018;46(9):1486-1491. https://doi.org/10.1097/ccm.0000000000003194
10. Gupta N, Woolley A, Talathi S et al. Opioid use is Associated with ICU Delirium in Mechanically Ventilated Children. J Crit Care Med 2020;6(3):167-174. https://doi.org/10.2478/jccm-2020-0026
11. Duprey MS, Dijkstra-Kersten SMA, Zaal IJ et al. Opioid Use Increases the Risk of Delirium in Critically Ill Adults Independently of Pain. Am J Respir Crit Care Med 2021;204(5):566-572. https://doi.org/10.1164/rccm.202010-3794oc