KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NẮN CHỈNH KHÔNG CẮT XƯƠNG ĐIỀU TRỊ TRẬT KHỚP HÁNG BẨM SINH Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Phạm Văn Hà, Hoàng Hải Đức, Nguyễn Vũ Hoàng

Main Article Content

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật nắn chỉnh không cắt xương điều trị trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương.


Phương pháp: Nghiên cứu mô tả lâm sàng, cắt ngang. Gồm 60 bệnh nhân có dị tật trật khớp háng bẩm sinh được phẫu thuật nắn chỉnh không cắt xương tại khoa Chỉnh hình nhi, Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 06/2018 đến tháng 06/2020.


Kết quả:Tuổi phát hiện bệnh 12 – 24 tháng (65%), tuổi phẫu thuật 18-24 tháng (66,7%); tỷ lệ nữ/ nam ≈ 7,5; chủ yếu gặp ở khớp háng bên trái (60%); Chênh lệch chiều dài chi dưới (95%); Nghiệm pháp Galeazzi dương tính (95%), X-quang trật khớp háng độ 4 theo Tonnis (71,7%); Thời gian phẫu thuật từ 90-110 phút; Số ngày điều trị là 5-7 ngày; Sau phẫu thuật kết quả tốt là 96,8%.


Kết luận: Trật khớp háng bẩm sinh thường được phát hiện trong độ tuổi trẻ bắt đầu tập đi với triệu chứng tập tễnh do bệnh nhi có chệnh lệch chiều dài chi dưới và phẫu thuật ngay sau khi gia đình phát hiện bất thường và đưa đi khám. Bệnh nhi phẫu thuật chủ yếu có trật khớp háng độ 4 theo Tonnis trên X-quang, phẫu thuật nắn chỉnh không cắt xương điều trị trật khớp háng bẩm sinh cho kết quả tốt chiếm tỉ lệ cao, thời gian nằm viện ngắn.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Duc HH. Research on diagnosis and application of acetabular surgery with allogeneic bone graft in the treatment of congenital hip dislocation in young children at the National Children's Hospital, Doctor of Medicine thesis study, Hanoi Medical University. 2018. (in Vietnamese)
2. Ulici A, Dulea AM, Tevanov I et al. Total Hip Replacement in Congenital Hip Dislocation in 14 Years Female Patient. Chirurgia of Journal 2016;111(3):279-282.
3. Hung NN. Congenital Dislocation of the Hip in Children between the Ages of One and Three: Open Reduction and Modified Salter Innominate Osteotomy Combined with Fibular Allograft. Open Journal of Orthopedics 2013;3(2):137-152. http://dx.doi.org/10.4236/ojo.2013.32026
4. Tönnis D. Congenital dysplasia and dislocation of the hip in children and adults. New York: Springer-Verlag 1987.
5. Trevor D, Johns DL, Fixsen JA. Acetabuloplasty in the treatment of congenital dislocation of the hip. J Bone Joint Surg Br 1975;57(2):167-174.
6. Kocer HE, Cevik KK, Sivri M et al. Measuring the Effect of Filters on Segmentation of Developmental Dysplasia of the Hip. Iran J Radiol 2016;13(3):e25491. https://dx.doi.org/10.5812/iranjradiol.25491
7. Samarah OQ, Al Hadidi FA, Hamdan MQ et al. Late-presenting developmental dysplasia of the hip in Jordanian males. Saudi Med J 2016;37(2):151-155. https://doi.org/10.15537/smj.2016.2.13050
8. Pospischill R, Weninger J, Ganger R et al. Does Open Reduction of the Developmental Dislocated Hip Increase the Risk of Osteonecrosis? Clin Orthop Relat Res 2012;470(1):250-260. https://doi.org/10.1007/s11999-011-1929-4