PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ BẤT THƯỜNG HỢP LƯU MẬT TỤY KHÔNG GIÃN ĐƯỜNG MẬT Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Phạm Duy Hiền, Vũ Mạnh Hoàn, Phan Hồng Long, Trần Đức Tâm, Phạm Thị Hải Yến

Main Article Content

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bất thường hợp lưu mật tụy không có giãn đường mật hiếm gặp ở trẻ em. Tình trạng ống mật chủ và ống tụy hợp lại ở bên ngoài cơ Oddi gây cản trở lưu thông dịch tụy và dịch mật gây nguy cơ trào ngược dịch tụy lên đường mật và ngược lại gây tổn thương đường mật và viêm tụy tái phát.


Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị bất thường hợp lưu mật tụy không giãn đường mật ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương.


Phương pháp: Hồi cứu 07 bệnh nhân có bất thường hợp lưu mật tụy không giãn đường mật, viêm tụy cấp tái diễn, được phẫu thuật nội soi tại Trung tâm Ngoại tổng hợp Bệnh viện Nhi Trung ương trong giai đoạn từ tháng 01/2021 đến tháng 04/2012.


Kết quả: Có 07 bệnh nhân có bất thường hợp lưu mật tụy được phẫu thuật tại Trung tâm Ngoại tổng hợp Bệnh viện Nhi Trung ương bao gồm 4 trẻ nam (57,1%) và 3 trẻ nữ (42,9%). Tuổi trung bình của bệnh nhân là 58,8 ± 39,7 tháng. Số lần viêm tụy trung bình là 2,7 ± 1,5 lần. Đường kính ống mật chủ trung bình là 4,95 ± 0,92mm. Tất cả bệnh nhân đều có hình ảnh bất thường hợp lưu mật tụy trên phim cộng hưởng từ và/hoặc chụp đường mật trong mổ và được phẫu thuật cắt ống mật chủ, nối ống gan chung với hỗng tràng Roux- en-Y. Có 04 bệnh nhân (57,1%) được phân loại hợp lưu mật tụy loại B, 03 bệnh nhân (42,9%) được phân loại hợp lưu mật tụy loại C. Không có bệnh nhân nào tử vong sau mổ. Có 1 bệnh nhân (14,3%) có biến chứng chảy máu sau mổ, được mổ lại sau mổ 1 ngày, hậu phẫu ổn định ra viện sau 9 ngày. Thời gian điều trị sau mổ tại Trung tâm Ngoại tổng hợp trung bình là 8,1 ± 2,8 ngày.


Kết luận: Cần nghĩ tới bất thường hợp lưu mật tụy ở trẻ em khi trẻ viêm tụy tái phát nhiều lần. Phẫu thuật nội soi cắt ống mật chủ, nối ống gan chung hỗng tràng là lựa chọn tốt trong điều trị bất thường hợp lưu mật tụy không có giãn đường mật ở trẻ em.

Article Details

Từ khóa

Bất thường hợp lưu mật tụy không giãn đường mật, trẻ em, viêm tụy tái phát

Các tài liệu tham khảo

1. Miyake H, Fukumoto K, Yamoto M et al. Pancreaticobiliary maljunction without biliary dilatation in pediatric patients. Surg Today 2022;52(2):207–214. https://doi.org/10.1007/s00595-021-02322-5
2. Kamisawa T, Okamoto A. Biliopancreatic and Pancreatobiliary Refluxes in Cases with and without Pancreaticobiliary Maljunction: Diagnosis and Clinical Implications. Digestion 2006;73(4):228–236. https://doi.org/10.1159/000095424
3. Hamada Y, Ando H, Kamisawa T et al. Diagnostic criteria for congenital biliary dilatation 2015. J Hepatobiliary Pancreat Sci 2016;23(6):342–346. https://doi.org/10.1002/jhbp.346
4. Ono Y, Kaneko K, Tainaka T et al. Pancreaticobiliary Maljunction Without Bile Duct Dilatation in Children: Distinction From Choledochal Cyst. Journal of Pediatric Gastroenterology & Nutrition 2008;46(5):555–560. https://doi.org/10.1097/mpg.0b013e3181623291
5. Urushihara N, Hamada Y, Kamisawa T et al. Classification of pancreaticobiliary maljunction and clinical features in children. J Hepatobiliary Pancreat Sci 2017;24(8)449–455. https://doi.org/10.1002/jhbp.485
6. Guda NM, Muddana V, Whitcomb DC et al. Recurrent Acute Pancreatitis: International State-of-the-Science Conference With Recommendations. Pancreas 2018;47(6):653–666. https://doi.org/10.1097/mpa.0000000000001053
7. Ando H, Ito T, Nagaya M et al. Pancreaticobiliary maljunction without choledochal cysts in infants and children: Clinical features and surgical therapy. Journal of Pediatric Surgery 1995;30(12):1658–1662. https://doi.org/10.1016/0022-3468(95)90445-x
8. Zeng JQ, Deng ZH, Yang KH et al. Endoscopic retrograde cholangiopancreatography in children with symptomatic pancreaticobiliary maljunction: A retrospective multicenter study. WJG 2019;25(40):6107–6115. https://doi.org/10.3748/wjg.v25.i40.6107
9. Guo W, Huang S, Wang J et al. Imaging findings in 75 pediatric patients with pancreaticobiliary maljunction: a retrospective case study. Pediatr Surg Int 2012, 28(10):983–988. https://doi.org/10.1007/s00383-012-3159-6
10. Kamisawa T, Kaneko K, Itoi T et al. Pancreaticobiliary maljunction and congenital biliary dilatation. The Lancet Gastroenterology & Hepatology 2017;2(8):610–618. https://doi.org/10.1016/s2468-1253(17)30002-x
11. Ishibashi H, Shimada M, Kamisawa T et al. Japanese clinical practice guidelines for congenital biliary dilatation. J Hepatobiliary Pancreat Sci 2017;24(1):1–16. https://doi.org/10.1002/jhbp.415
12. Zhu L, Xiong J, Lv Z et al. Type C Pancreaticobiliary Maljunction Is Associated With Perforated Choledochal Cyst in Children. Front Pediatr 2020;8:168. https://doi.org/10.3389/fped.2020.00168
13. Son TN, Mai DV. Treatment of abnormal biliary-pancreatic confluence in children by laparoscopic single-incision jejunostomy. Journal of Vietnamese Medicine, The XIV Vietnam Pediatric Surgery Conference. 2019 (9), 124–129. (in Vietnamese)