ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ XỬ TRÍ CÁC BIẾN CHỨNG SAU PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ RUỘT QUAY DỞ DANG Ở TRẺ EM
Main Article Content
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả xử trí các biến chứng sau phẫu thuật nội soi (PTNS) điều trị ruột quay dở dang ở trẻ em.
Phương pháp: Hồi cứu lại toàn bộ bệnh nhân được chẩn đoán ruột quay dở dang, cân nặng trên 1500gr và được PTNS tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 4/2017 - 12/2021 Theo dõi và xử trí toàn bộ các biến chứng sau mổ (nếu có). Toàn bộ thông tin trước, trong và sau mổ được ghi nhận.
Kết quả: Có tổng số 122 bệnh nhân được phẫu thuật nội soi điều trị ruột quay dở dang ghi nhận trong thời gian nghiên cứu. Trong đó có 4 bệnh nhân phải chuyển mổ mở. Tuổi trung vị khi mổ là 8 ngày (từ 2 ngày tới 12 tuổi). Tỉ lệ nam/nữ là 84/28. Thời gian mổ trung bình 70,4 ± 27, 8 phút (từ 30-120 phút). Thời gian nằm viện sau mổ là 6,0 ± 3,8 ngày (từ 3-22 ngày) (do có 1 bệnh nhân nằm viện lâu nhất vì viêm phổi sau mổ). Không ghi nhận bệnh nhân tử vong trong và sau mổ. Không ghi nhận tai biến trong mổ (tổn thương tá tràng, thủng ruột, tổn thương mạch máu lớn ổ bụng). Toàn bộ bệnh nhân PTNS hoàn toàn được theo dõi từ 2 - 61 tháng (34,7 ± 15,4 tháng). Trong thời gian theo dõi ghi nhận 8 bệnh nhân có biến chứng sau mổ chiếm 6,8% trong đó 4 bệnh nhân tắc ruột dính sau mổ, 4 bệnh nhân xoắn tái phát sau mổ. Trong 8 bệnh nhân có biến chứng sau mổ, 7 bệnh nhân phải phẫu thuật lại cho kết quả tốt tới thời điểm hiện tại. Không có mối liên quan giữa giới, tuổi trung bình khi phẫu thuật, dị tật kèm theo, thời gian mổ, xoắn trung tràng kèm theo, cố định manh tràng trong mổ giữa 2 nhóm không có biến chứng và có biến chứng sau mổ.
Kết luận: PTNS là khả thi, hiệu quả với biến chứng sau mổ thấp. Các biến chứng sau PTNS điều trị ruột quay dở dang hay gặp nhất là tắc ruột do dính và xoắn ruột tái phát. Nhìn chung, các biến chứng này được xử trí kịp thời và hiệu quả.
Article Details
Từ khóa
Các tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Thanh Liêm. Phẫu thuật tiêu hóa trẻ em. Nhà xuất bản Y học 2000:115-127.
3. Filston HC, Kirks DR. Malrotation - the ubiquitous anomaly. J Pediatr Surg 1981;16(4 Suppl 1):614-620. https://doi.org/10.1016/0022-3468(81)90015-4
4. Ladd WE. Surgical disease of the alimentary tract in infants. N Engl Med J Med 1936;215:705-708.
5. Hagendoorn J, Vieira-Travassos D, Van der Zee D. Laparoscopic treatment of intestinal malrotation in neonates and infants: retrospective study. Surg Endosc 2011;25(1):217-220. https://doi.org/10.1007/s00464-010-1162-3
6. Fraser JD, P Aguayo, Sharp SW. The role of laparoscopy in the management of malrotation. J Surg Res 2009;156(1):80-82. https://doi.org/10.1016/j.jss.2009.03.063
7. Ooms N, Matthyssens LE, Draaisma JM. Laparoscopic Treatment of Intestinal Malrotation in Children. Eur J Pediatr Surg 2016;26(4):376-381. https://doi.org/10.1055/s-0035-1554914
8. Ferrero L, Ahmed YB, Philippe P. Intestinal Malrotation and Volvulus in Neonates: Laparoscopy Versus Open Laparotomy. J Laparoendosc Adv Surg Tech A 2017;27(3):318-321. https://doi.org/10.1089/lap.2015.0544
9. JM Draus, DS Foley, Bond SJ. Laparoscopic Ladd procedure: a minimally invasive approach to malrotation without midgut volvulus. Am Surg 2007;73(7):693-696.
10. Palanivelu C, Rangarajan M, Shetty AR. Intestinal malrotation with midgut volvulus presenting as acute abdomen in children: value of diagnostic and therapeutic laparoscopy. J Laparoendosc Adv Surg Tech A 2007;17(4):490-492. https://doi.org/10.1089/lap.2006.0103
11. Agrawal V, Tiwari A, Acharya H et al. Laparoscopic 'steering wheel' derotation technique for midgut volvulus in children with intestinal malrotation. J Minim Access Surg 2018;16(4):360-365. https://doi.org/10.4103/jmas.jmas_24_18
12. Aurelien Scalabre, Igor Duquesne, Jerome Deheppe et al. Outcomes of laparoscopic and open surgical treatment of intestinal malrotation in children. Journal of Pediatr Surg 2020;55(12):2777-2782. doi.org/10.1016/jpedsurg.2020.08.014
13. Hsiao M, Langer JC. Surgery for suspected rotation abnormality: selection of open vs laparoscopic surgery using a rational approach. J Pediatr Surg 2012;47(5):904–910. https://doi.org/10.1016/j.jpedsurg.2012.01.042
14. Huntington JT, Lopez JJ, Mahida JB et al. Comparing laparoscopic versus open Ladd's procedure in pediatric patients. J Pediatr Surg 2017;52(7):1128–1131. https://doi.org/10.1016/j.jpedsurg.2016.10.046
15. Kinlin C, Shawyer AC. The surgical management of malrotation: A Canadian Association of Pediatric Surgeons survey. J Pediatr Surg 2017;52(5):853–858. https://doi.org/10.1016/j.jpedsurg.2017.01.022
16. Haitao Zhu, Shen Zheng, Mashriq Algannabi et al. Reoperation after Ladd's procedure in the neonatal period. Pediatric Surg Int 2018;35(1):117-120. https://doi.org/10.1007/s00383-018-4382-6